Search Bar

Tuyệt chiêu nhận diện nhân tài cho doanh nghiệp

Con người là một thực thể rất khó đánh giá, vì cần có Thời gian. Trong thực tế làm việc của Tổ chức, của Đội nhóm, có rất nhiều cách, nhiều yếu tố để đánh giá một Nhân viên, một Đồng nghiệp hay đánh giá ông Sếp là có “Đạt tiêu chuẩn” hay không! Tuy nhiên, khi trong Tổ chức có xảy ra một sự lựa chọn “chia tay hay níu kéo ở lại”, “đầu tư tiếp hay dừng lại” hoặc “sự cân nhắc đề bạt hay chậm chậm lại”… mỗi một Sếp đều có những đánh giá riêng, đôi khi là rất chủ quan. Chính vì vậy, chúng ta nhiều khi bỏ sót người tài mà trọng dụng kẻ yếu, và mang đến rất nhiều bất lợi cho Tổ chức khi phát triển lâu dài.

Với trải nghiệm của người viết, một nhân viên điểm A hay cấp độ A (chưa nói đến cấp độ A+, A++ hay A+++…) thì cần đạt được ít nhất 3 yếu tố sau: Tố chất bên trong + Theo đuổi các Giá trị cốt lõi của Tổ chức + Hiệu quả trong Công việc.

  1. Tố chất bên trong

Ở đây quan trọng nhất là mặt Đạo đức cá nhân nội tại của người nhân viên đó. Cái này chính là “Đạo đức Nhân cách”, theo The 7 Habits của Stephen R.Covey.

Việc phát hiện ra một người nhân viên có bản tính lương thiện, lòng Nhân từ hay đang có dã tâm nội tại là một điều rất khó, không thể nhận xét, đánh giá qua lời nói hay vẻ bề ngoài vì mọi việc đều có thể xảy ra, một con người đẹp trai, xinh gái của ngày hôm nay đều có thể trở thành quỉ dữ trong 2 năm tới. Tuy nhiên, cũng có thể dễ dàng phát hiện qua vài việc nhỏ, vài lần nói chuyện hay đặt một câu hỏi nhiều lần từ nhiều người khác nhau, cây kim trong bọc rồi cũng sẽ lộ ra, chỉ là Sooner or Later. Nhưng khi đánh giá được người nhân viên có “Tố chất tốt”, mình sẵn sàng dành thêm thời gian Coaching cho em ấy và Kiên nhẫn hơn với những Sai lầm lần đầu.

Ở khía cạnh Quan hệ xã hội, vẻ bề ngoài và sự thành công là dễ bị đánh lừa nhất, vì vậy nếu có ít nhất 2 người đã “trả giá”, thì chẳng dại gì mà lại tiếp tục đâm đầu vào một chỗ mà nếu đặt Niềm tin sai chỗ, cái Giá phải trả sẽ rất đắt, rất đắt. Những ngày còn đi làm, mình đã gặp 2 người Thành công mà các anh ấy sẵn sàng bán rẻ mình “nếu được Giá” hoặc “có Lợi cho công ty mình”, vì vậy những gì đã Cam kết chỉ là “lời nói gió bay” hoặc “ờ, lần này khó quá Thi ơi”! Okie, cafe chém gió và ăn nhậu chơi thôi nhé, No-Business!

  1. Theo đuổi các Giá trị Cốt lõi của Tổ chức.

tuyet-chieu-nhan-dien-nhan-tai-cho-doanh-nghiepMỗi một công ty, tổ chức đều có Những Giá trị Cốt lõi, là những Giá trị bên trong mà toàn bộ thành viên trong Tổ chức tin tưởng và Kiên trì theo đuổi, cho dù Hoàn cảnh bên ngoài có thay đổi hay bất lợi. Ví dụ: Tinh thần Trách nhiệm, Tính Cam kết, Uy tín, Sự minh bạch…. Tuỳ theo “đặc tính” hay “tính cách” của Tổ chức đó. Cũng là Kinh doanh, Kiếm tiền nhưng cách thực hiện của mỗi Tổ chức lại rất khác nhau. Và đây cũng chính là “Đạo đức Tính cách”, theo The 7 Habits của Stephen R.Covey. Có nghĩa là cũng mở công ty kinh doanh như ai, cũng cùng mục tiêu doanh thu, lợi nhuận nhưng khi gặp vấn đề “sự cố với Khách hàng”, (ví dụ bảo hành công trình) thì có công ty lựa chọn đối mặt, có công ty lựa chọn bỏ chạy, có công ty lựa chọn “not my fault”… Tất cả là sự lựa chọn và có thể giải thích được.

Và “Giá trị cốt lõi” cũng chính là “Nguyên tắc xuyên suốt” hay “La bàn chính Bắc” cho mọi Hành động, là điều đưa Tổ chức đạt được Thành công “Dài hạn, lâu dài” hay chỉ là “Ngắn hạn, ăn xổi”. Đánh mất hoặc không kiên trì theo đuổi Giá trị Cốt lõi của Tổ chức hoặc “lời nói không đi đôi với việc làm” thì Tổ chức đó sẽ rẽ theo một hướng khác, và mọi sự rao giảng chỉ là “lời dối trá”.

Và một Nhân viên hiểu, Theo đuổi, tin tưởng Thực hiện hay Đáp ứng những Giá trị trên, đều xứng đáng được “đầu tư cho Tương lai” hoặc tự tạo ra cho mình một Tương lai “tươi sáng và chắn chắn”.

Yếu tố thứ 2 này là cực kỳ quan trọng, có thể là Quan trọng nhất. Nếu còn thấy lăn tăn, hãy dành thêm thời gian “quan sát ứng viên”.

  1. Hiệu quả trong công việc.

Có những nhân viên có “bàn tay vàng”, đụng vào hay theo đuổi Dự án nào thì cũng đều thành công, mà lại bán được giá cao, luôn nổ lực tự thân, quyết tâm, hợp tác đội nhóm Teamwork thì đều là những “Nhân tài” của công ty (khi cùng đáp ứng cả 2 yêu cầu mục 1 và mục 2 ở trên). Và nếu sự Thành công này là liên tục trong vòng 3 năm, và phát triển đi lên, liên tục học hỏi, trưởng thành từ năm này sang năm khác thì người đó cần được đào tạo thêm và đề bạt vào vị trí Quản lý ngay và luôn để thử thách. Và lưu ý là tất cả mới chỉ dừng lại ở “Nhân tài điểm A của Tổ chức” cho một sự lựa chọn hay đánh giá Cơ bản, và chưa lấy gì làm đảm bảo cho việc “Nhân tài” này thành công hay phù hợp ở vị trí Quản lý hay Lãnh đạo. Nhưng khi có những con người này thì “thật là thích”, nói một cái là hiểu ngay, khỏi lòng vòng chi cho mệt.

Ở mặt ngược lại, có những nhân viên suốt ngày kêu ca gian khó, phàn nàn, không chịu động não, ít chủ động, lười suy nghĩ, ít đọc sách, ít chịu học từ sai lầm cũ hay từ sai lầm của người đi trước, rất hay suy nghĩ tiêu cực, chuyên gia make-noise, còn kết quả đạt được thì thất thường năm được năm mất, hoặc cả 3 Yếu tố bên trên đều có khiếm khuyết thì đều chưa phải là “Nhân tài điểm A của Tổ chức”.

Bất cứ việc gì cũng đều cần có Thời gian, nhưng khi có “1 Tiêu chuẩn” thì việc Lựa chọn “Say Yes or No về Con người” chưa bao giờ dễ dàng hơn thế. Ba yếu tố trên (Tố chất bên trong + Theo đuổi các Giá trị cốt lõi của Tổ chức + Hiệu quả trong Công việc) được xem như là 3 đỉnh của một Tam giác, có thể diễn giải theo nhiều cách khác nhau và theo trải nghiệm sống của từng người, cũng như hoàn toàn có thể sử dụng để đánh giá 1 con người khi ta gặp hay làm việc chung là có “đáng tin cậy” hay không? Hy vọng các BCT (bạn của Thi) có thêm 1 lựa chọn khi “quánh giá” một ai đó, vì đôi khi cái giá phải trả thấp nhất hoặc hoàn toàn tự tin khi “hợp tác mần ăn” với một ai đó.

Nguyễn Hoài Thi.

The post Tuyệt chiêu nhận diện nhân tài cho doanh nghiệp appeared first on Hàng Sỉ Giá Sỉ.



from hangsigiasi.com http://ift.tt/2dCr9Je
Tuyệt chiêu nhận diện nhân tài cho doanh nghiệp Tuyệt chiêu nhận diện nhân tài cho doanh nghiệp Reviewed by Unknown on 20:53 Rating: 5
Được tạo bởi Blogger.