Tối qua khi nghe một buổi ca nhạc tự nhiên tôi ngộ ra một vài điều. Tiết mục đồng ca “Bắc kim Thang” của các bé: tuy thành viên còn non nớt nhưng chính sự tuân thủ theo sự điều khiển của nhạc trưởng đã giúp cho các bé thể hiện được những kỹ thuật khó như hát bè. Cái cách biểu diễn hồn nhiên vui vẻ và nhiệt huyết của các bé đã làm cho cả khán phòng đều bị cuốn theo.
Hoá ra đâu cần phải quá tài giỏi, quá xuất sắc mà chính sự tuân thủ và phối hợp tốt với nhau cùng với thái độ tích cực đã đem đến thành công. Đúng là “xấu đều hơn tốt lỏi”.
Tiết mục solo dù người nghệ sĩ rất giỏi nhưng cách biểu diễn của họ không hợp với hoàn cảnh sẽ dẫn đến bị lạc lõng. Người nghệ sĩ đi diễn mà không tìm hiểu mình diễn ở đâu, diễn cho ai, trong hoàn cảnh nào (quên mất hôm nay là ngày gì) thể hiện sự thiếu tôn trọng khán giả nên chính họ bị hụt hẫng.
Tôi thích nhất phần trình diễn của các nghệ sĩ nước ngoài. Giọng hát chính rất tuyệt nhưng tôi thích sự biểu cảm, diễn xuất của cả tay trống, piano, guita cùng phối hợp đã tạo nên buổi diễn tuyệt vời. Họ phối hợp với nhau rất tốt vừa tôn giọng ca chính vừa thể hiện họ là một đội. Chính sự tôn trọng và phối hợp tốt với nhau (tất nhiên là cả sự luyện tập và tài năng) đã làm cho buổi diễn thăng hoa.
Nếu trong đội ngũ của bạn có một người rất giỏi nhưng chỉ làm theo ý của mình làm cho dàn nhạc mất kiểm soát thì bạn sẽ làm gì? Mời người đó lên lĩnh xướng hay mời người đó ra khỏi dàn nhạc của mình?
Dù bạn giỏi đến đâu mà không đồng điệu, không tôn trọng tập thể và tuân thủ theo chỉ đạo của người nhạc trưởng thì chính bạn đã phá hỏng buổi biểu diễn.
The post Làm việc nhóm: Hoà tấu hay Solo appeared first on Hàng Sỉ Giá Sỉ.
from hangsigiasi.com http://ift.tt/2dNCPc9